Độ ph là gì?

PH là chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Trường hợp lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính, độ pH khi đó xấp xỉ 7. Vậy độ pH là gì? Độ pH là chỉ số để xác định tính axit hay bazơ của nước hoặc một dung dịch nào đó.
độ Ph để chia tính kiềm hoặc axit trong dung dịch
Độ Ph để chia tính kiềm hoặc axit trong dung dịch
Xác định tính axit hoặc bazo bằng độ pH, có thể thông qua màu sắc trên quỳ tím
PH được xem là từ viết tắt của các thuật ngữ: “pondus hydrogenii” (là độ hoạt động của hydro) trong tiếng Latinh hoặc “pouvoir hydrogene” thuật ngữ tiếng Pháp. Còn đối với tiếng Anh, pH có thể là từ viết tắt của “hydrogen power”, “power of hydrogen” hoặc “potential of hydrogen”, các thuật ngữ này về mặt kỹ thuật đều đúng cả.
Chỉ số thang đo pH nằm trong khoảng 0-14, nếu dung dịch có tính axit thì độ pH nằm trong khoảng 0<pH<7, ngược lại dung dịch có tính bazơ thì độ pH nằm trong khoảng 14>pH>7.
Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức: pH = – lg [10] (H+)
Log10 là biểu thị lôgarit cơ số 10, vì thế pH được định nghĩa là thang đo lôgarit của tính axít, cụ thể như pH=8,2 thì sẽ có độ hoạt động [H+] (nồng độ) là 10−8.2 mol/L hay khoảng 6,31 × 10−9 mol/L, một dung dịch có hoạt động của [H+] là 4,5 × 10−4 mol/L sẽ có giá trị pH là −log10(4,5 × 10−4) tức là khoảng 3,35.
Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định, trong cơ thể người cũng vậy.

 

0328.766.166